Quảng cáo Google Shopping hẳn không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên để thực hiện thành công và tối ưu chi phí, cần có chiến lược giá thầu Google Shopping và những mẹo “thực chiến” hiệu quả nhất.
Đặt giá thầu Google Shopping là gì?
Khi người dùng tìm mua một sản phẩm, Google sẽ kích hoạt quy trình đấu giá (gọi là bidding). Mục đích là chọn quảng cáo nào xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.
Hệ thống đấu giá này cung cấp 2 thông tin chính cho Google. Thứ nhất là số tiền doanh nghiệp sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột. Thứ hai là cách mà doanh nghiệp muốn quảng cáo của được hiển thị.
Chiến lược giá thầu Google Shopping dựa trên mô hình trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Cost-per-Click). Trong đó, doanh nghiệp chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo.
Vì thế, khi tham gia “đấu thầu”, doanh nghiệp cần có chiến lược để tối ưu giá ở mỗi phiên cũng như tiếp cận khách hàng.
Ví dụ:
Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lưu lượng truy cập cho trang web. Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu tối đa hóa số lượt nhấp để nhận được nhiều lượt nhấp nhất có thể. Tuy nhiên, phương pháp không đảm bảo đem đến chuyển đổi chất lượng cao.
Do đó, việc lựa chọn chiến lược đặt giá thầu để đạt được các mục tiêu cụ thể cần được kết hợp đồng thời với quy trình tối đa hóa chiến lược bidding.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá thầu Google Shopping
Hãy xem xét ba yếu tố chính sau: Tỷ lệ chuyển đổi (CR), giá sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận gộp (gross margin).
Đầu tiên, doanh nghiệp phân tích tỷ lệ chuyển đổi của sản phẩm. Điều này liên quan đến việc xác định tỷ lệ chuyển đổi trung bình cho sản phẩm của bạn và điều chỉnh giá thầu cho phù hợp. Nên tìm hiểu lý do đằng sau các sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao và đầu tư thêm vào chúng.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xem xét về giá sản phẩm. Lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) phần lớn được xác định bởi yếu tố giá. Vì vậy, cần thiết là phải tính đến điều này khi đặt giá thầu.
Cuối cùng là tỷ suất lợi nhuận gộp (gross margin). Hãy đặt giá thầu cao hơn cho những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tương tư, đặt thấp hơn cho sản phẩm có gross margin thấp. Điều này liên quan đến việc tính tỷ suất chi phí cơ bản cho từng sản phẩm và phân loại chúng cho phù hợp.
Cách tính giá thầu tối đa
Dưới đây là công thức tính mức giá tối đa nên đặt khi chạy quảng cáo trên Google Shopping.
Maximum CPC = Product price x Gross margin x Conversion rate
Ví dụ: bạn có hai sản phẩm có CR, giá và tỷ suất lợi nhuận gộp khác nhau:
- Sản phẩm A có CR là 5%, giá là 50 USD và tỷ suất lợi nhuận gộp là 60%.
- Sản phẩm B có CR là 3%, giá 80 USD và tỷ suất lợi nhuận gộp là 40%.
Từ công thức, dễ dàng tính được giá thầu tối đa cho sản phẩm A là 1,50 USD. Đối với Sản phẩm B, giá thầu tối đa sẽ là 0,96 USD.
Các chiến lược giá thầu Google Shopping
Chiến lược 1: Đặt giá thầu thủ công (Manual Bidding)
Đúng với tên gọi, hình thức này cho phép doanh nghiệp tự đặt giá thầu một cách thủ công. Phương pháp này đòi hỏi phải có khả năng nghiên cứu, phân tích và các tính toán thật chính xác. Doanh nghiệp cũng cần theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh giá.
Ưu điểm
Ưu điểm cốt lõi nhất là khả năng chủ động kiểm soát. Nhờ đó có thể thắt chặt chi phí trên mỗi lượt click của khách hàng.
Nếu có sự phân tích và chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu nguồn ngân sách cho chiến dịch của mình. Khi có một chuyển đổi thành công qua một click chuột, lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn so với đặt giá thầu tự động.
Hạn chế
Nếu bị đóng khung trong quan điểm sử dụng cách bidding này để tiết kiệm ngân sách, có thể quảng cáo sẽ không đạt được hiệu quả cao. Bởi nếu ban đầu đặt giá thầu quá thấp thì sẽ không có nhiều cơ hội để được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Hệ quả đương nhiên là không nhận được đơn đặt hàng nào.
Chiến lược 2: Đặt giá thầu tự động (Automated bidding)
Với phương pháp này, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cả. Không phải mất thời gian tính toán hay xem xét bất kỳ một điều gì liên quan đến giá cả. Google sẽ tự động điều chỉnh và thông báo mức giá thông qua Công nghệ Máy học. Việc của doanh nghiệp là chỉ cần trả tiền.
Ưu điểm
Với hình thức này, doanh nghiệp có thể đồng thời thực hiện các mục tiêu khác nhau.
Đầu tiên là hiệu suất quảng cáo có thể đạt mức tối đa. Có nghĩa là, với ngân sách được xác định trước đó, Google sẽ giúp doanh nghiệp hiển thị tối đa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng. Google cũng tối ưu cho mỗi lần nhấp chuột (hay chuyển đổi).
Cụ thể, eCPC (công cụ điều chỉnh giá thầu tự động) sẽ tự động tăng giá thầu lên để tiếp cận tới một lượt nhấp chuột có khả năng tạo ra chuyển đổi cao. Đồng thời, hệ thống cũng tự động giảm giá thầu xuống thấp nhất nếu đó là một lượt nhấp chuột không có khả năng tạo ra chuyển đổi.
Quảng cáo có khả năng hiển thị nhiều hơn nên lượng truy cập đến website cũng nhiều hơn. Từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
Hạn chế
Một hạn chế rất lớn của chiến lược giá thầu Google Shopping này chính là chi phí khá cao. Mặc dù chi phí cao, nhưng đương nhiên, Google sẽ luôn khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hình thức này.
Doanh nghiệp nên xem xét khả năng thực tế trên của mình để lựa chọn hình thức phù hợp.
Chiến lược 3: Bidding theo nhóm sản phẩm
Bidding theo thương hiệu
Hãy tập trung phân bổ ngân sách theo nhóm thương hiệu khác nhau nếu bạn là nhà phân phối. Ngân sách cũng nên được phân bổ bởi mức độ phổ biến và nổi tiếng của thương hiệu.
Những khách hàng tìm kiếm thường có ý định mua sắm với tên thương hiệu cụ thể. Do đó, họ có nhiều khả năng chuyển đổi thành khách hàng trả tiền hơn. Bằng cách đặt giá thầu cao hơn cho nhóm sản phẩm này, bạn có thể tăng cơ hội tiếp cận những đối tượng này.
Giả sử, doanh nghiệp của bạn bán serum thuộc nhiều nhãn hiệu khác nhau: Estée Lauder, L’Oreal và Lancome. Trong đó, L’Oreal đặc biệt được ưa chuộng và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hẳn.
Để tận dụng lợi thế của hãng, hãy tạo nhóm sản phẩm riêng cho L’Oreal. Đồng thời, phân bổ nhiều ngân sách cho nhóm này nhiều hơn. Sau đó, đặt giá thầu cao hơn để tăng khả năng hiển thị đến khách hàng của nhóm này.
Có thể bạn quan tâm:
Theo danh mục và sản phẩm
Đây là một trong các chiến lược giá thầu Google Shopping bạn có thể cân nhắc. Các đề xuất của Google có thể không đủ chi tiết để phân chia sản phẩm hiệu quả. Vì vậy, hãy chia nhỏ sản phẩm theo danh mục hoặc loại. Khi quyết định giá thầu, hãy xem xét mức độ sẵn sàng chi trả (WTP) của Loại sản phẩm.
Một mẹo nhỏ là hãy dành ngân sách cho Loại sản phẩm cao cấp hơn vì người mua sẽ sẵn sàng chi tiêu cho chúng hơn. Đối với các nhóm nhu yếu phẩm hàng ngày thì không cần phải chia quá kỹ.
Theo nhãn tùy chỉnh (custom label)
Nhãn tùy chỉnh cho phép chia và nhóm sản phẩm theo bất kỳ cách nào bạn muốn. Điều này có thể tác động đáng kể đến tăng trưởng doanh thu. Nhiều doanh nghiệp đã tăng doanh thu hơn 100% sau khi triển khai Nhãn tùy chỉnh.
Một số Nhãn tùy chỉnh phổ biến bao gồm:
- Nhóm giá: Nhóm các sản phẩm theo giá và chọn giá mỗi nhấp chuột (CPC) tối đa cho mỗi nhóm.
- Nhóm ROI: Nhóm các sản phẩm theo lợi tức đầu tư (ROI) hoặc lợi nhuận và giá thầu tương ứng. Điều này đảm bảo chiến dịch mang lại lợi nhuận, dù những sản phẩm có mức giá khác nhau.
- Nhóm theo mùa: Nhóm các sản phẩm theo thời vụ, chẳng hạn như mùa tựu trường, Trung thu, Tết. Chia như vậy là để nắm bắt nhu cầu gia tăng trong những thời điểm nhất định trong năm.
- Nhóm hiệu suất: Gồm nhóm các mặt hàng bán chạy nhất và nhóm không bán được.
Một số tips cho doanh nghiệp khi triển khai Google Shopping Ads
Phân khúc cho các chiến dịch
Doanh nghiệp có thể tạo đồng thời nhiều chiến dịch trong chiến lược giá thầu Google Shopping. Mỗi chiến dịch dựa trên những phân khúc (segments) khác nhau.
Để chia segment, doanh nghiệp có thể dựa trên ý định tìm kiếm của khách hàng. Có thể dựa trên loại sản phẩm hoặc dựa trên từng giai đoạn của hành trình mua hàng.
Hiểu ý định tìm kiếm của khách hàng giúp doanh nghiệp tránh việc hiển thị những sản phẩm không liên quan đến họ. Hơn nữa, chiến lược giá thầu của bạn cũng trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Giảm giá thầu cho các danh mục
Nếu nhận thấy một danh mục không hoạt động tốt, hãy giảm giá thầu và phân bổ ngân sách đó vào nơi khác. Điều này giúp cải thiện lợi tức đầu tư (ROI) và tối đa hóa chi tiêu quảng cáo.
Lập kế hoạch tăng giá thầu
Có thể phân loại các chuyển đổi thành 3 nhóm: Tầm trung, hàng đầu và một lần.
- Chuyển đổi tầm trung chỉ nhóm sản phẩm tạo ra lợi tức đầu tư vừa đủ để đáp ứng mục tiêu. Với nhóm này hãy tăng giá bid.
- Đối với nhóm chuyển đổi hàng đầu, hãy sử dụng chiến lược xếp chồng giá (bid-stacking) để tăng lợi nhuận.
- Cuối cùng, hãy sử dụng chiến lược cân bằng mức độ hiển thị và chi tiêu đối với nhóm chuyển đổi một lần.
Tăng giá thầu cho chương trình khuyến mãi
Bất kể là chương trình khuyến mại nào thì doanh nghiệp cũng nên tăng giá bid. Nếu kết hợp với các kênh truyền thông khác, nhu cầu của khách hàng có thể tăng trong thời gian khuyến mại này. Do đó, đẩy mạnh quảng cáo có thể giúp mang lại doanh thu cao hơn.
Test giá thầu
Cuối cùng, một điều quan trọng không thể bỏ qua là phải liên tục kiểm tra và điều chỉnh giá thầu.
Doanh nghiệp có thể phải thử nghiệm với nhiều mức giá khác nhau. Có thể phải điều chỉnh liên tục dựa trên dữ liệu hiệu suất. Thậm chí, cũng phải thay đổi chiến lược thực thi.
Tuy nhiên, khi đã có hướng đi, doanh nghiệp có thể tối đa hóa ROAS và thu về số lượng lớn đơn hàng.
Kết lậun
Có thể thấy, tối ưu chiến lược giá thầu Google Shopping không đơn giản. Để đặt giá thầu một cách hiệu quả, chúng ta phải xem xét nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý, sản phẩm,… Vì vậy cần nghiên cứu nắm rõ tất cả các yếu tố để đưa ra chiến lược phù hợp.
Tìm hiểu cơ hội tăng tỉ lệ chuyển đổi với quảng cáo Google Shopping, hãy liên hệ ngay EPocket Agency. Gọi điện số hotline: 0963.299.494 hoặc đăng ký để được nhận tư vấn!
0 Comments