0963299494

Admin@epocket.vn

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Discussion – 

0

Discussion – 

0

Keyword Research là gì? Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả

Dựa trên những từ khóa nghiên cứu được, doanh nghiệp có thể chiến lược nội dung phù hợp, chất lượng và dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về keyword research là gì, các bước để nghiên cứu từ khóa SEO.

Khái niệm “Từ khóa”

Keyword (từ khóa) là từ hoặc cụm từ mà người dùng gõ vào thanh tìm kiếm trên Google. Đây cũng là cụm từ nêu bật nội dung website. Bộ máy tìm kiếm của Google sẽ dựa vào đó để xác định nội dung chính của website.

Các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google và Bing sử dụng thuật toán để sắp xếp thứ tự website phù hợp với nội dung tìm kiếm. Tuy nhiên, mỗi công cụ tìm kiếm sẽ có những thuật toán xếp hạng khác nhau. Vì thế, từ khóa chỉ là một trong những tiêu chí xếp hạng.

Ví dụ, muốn tìm agency triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp, bạn có thể tìm kiếm các từ khóa “marketing agency uy tín”, “top agency tại TP.HCM”,…

Keyword Research là gì?

Vậy keyword research là gì? Một cách ngắn gọn, nó nghĩa là nghiên cứu từ khóa hoặc tìm kiếm từ khóa.

Ngoài ra, keyword research cũng có thể hiểu là quy trình tìm kiếm và phân tích nhóm từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của việc này là phân tích và sử dụng dữ liệu cho chiến dịch SEO hoặc marketing tổng thể.

Keyword Research là bước quan trọng khi triển khai SEO.
Keyword Research là bước quan trọng khi triển khai SEO.

Với Digital Marketing, đây là điểm mấu chốt của triển khai SEO và tăng thứ hạng website doanh nghiệp trên Google. Đồng thời, nó cũng giúp phân loại các nhu cầu khác nhau của khách hàng trong hành trình mua hàng (Customer Journey).

Việc nghiên cứu từ khóa hiệu quả mang về nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Cung cấp Insight ngành hàng và người dùng
  • Tối ưu chiến lược nội dung và tiếp thị (content & marketing strategy).
  • Tăng traffic cho website.
  • Tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?

Nó giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm gì? Muốn thấy gì? Và số lượng người đang tìm kiếm thông tin đó. Từ đó doanh nghiệp có thể tạo ra các nội dung phù hợp.

Sử dụng bộ từ khóa sai trong bài viết nghĩa là bộ từ này không giống với những từ mà khách hàng mục tiêu hay sử dụng. Điều này sẽ khiến trang web của doanh nghiệp không thể được tìm thấy bởi khách hàng tiềm năng. 

Vì thế, quá trình nghiên cứu từ khóa là việc làm quan trọng với những ai làm SEO/SEM hoặc Google Ads.

Một số khái niệm về keyword research

Từ khóa trọng tâm (Focus keyword)

Keyword trọng tâm là những từ hoặc cụm từ quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn tập trung và tối ưu hóa trong phần nội dung. Đây cũng được hiểu là từ khóa ngắn. Nó thường có không quá 3 từ, thường có ý nghĩa rất tổng quát, bao hàm.

Ví dụ: xe gắn máy, nhông sên dĩa, trung tâm toán,…

Lượng tìm kiếm của từ khóa ngắn thường rất lớn. Bởi đây là loại nội dung người dùng thường tìm kiếm.

Tuy nhiên, vì lượt tìm kiếm và ý nghĩa rộng nên nhóm từ khóa này có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, tỷ lệ chuyển đổi của nhóm từ khóa này cũng thấp. Vì khi tìm kiếm tổng quát, người dùng chỉ thường tìm hiểu thông tin.

Keyword đuôi dài
Từ khóa trọng tâm là những quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn tập trung trong bài SEO. Nguồn: Yoast

Từ khóa đuôi dài (Long-tail keywords)

Ngược lại với từ khóa ngắn, từ khóa dài có tối thiểu 3 từ. Nó thường là một cụm từ dài hoặc câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: trung tâm học toán tư duy cho trẻ tại TP.HCM, agency triển khai digital marketing uy tín,…

Với từ khóa dài, lượng tìm kiếm sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, tính cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao. Bởi khi đã tìm kiếm chi tiết, người dùng sẽ chuyển sang giai đoạn quyết định.

Các chỉ số quan trọng khi nghiên cứu từ khóa

Bất kể hoạt động nào trong marketing cũng cần chỉ số đo lường. Keyword Research cũng vậy. Bạn cần quan tâm đến các chỉ số bên dưới:

Volume tìm kiếm

Search Volume là khối lượng từ khóa được tìm kiếm trên Google hoặc công cụ tìm kiếm khác. Từ khóa này được đo lường trong 1 khoảng thời gian cụ thể.

Cần chú ý đến volume bởi:

  • Chỉ số search volume càng cao, từ khóa càng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được nhu cầu và thói quen tìm kiếm của khách hàng.
  • Xác định được độ khó của từ khóa và mức độ cạnh tranh, hiệu quả SEO của từ khóa. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược SEO và định hướng nội dung phù hợp.

Xu hướng tìm kiếm

Bạn cần nắm bắt xu hướng tìm kiếm để có thể phát triển tuyến nội dung. SEOer có thể sử dụng Google Xu hướng để tìm hiểu từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

Theo dõi tỷ lệ nhấp chuột (CTR) sẽ giúp SEOer biết đâu là những nội dung thu hút hoặc nhận được sự quan tâm.

Tỷ lệ CTR càng cao cho thấy người dùng quan tâm nhiều đến các nội dung của bạn. Nghĩa là chiến lược quảng cáo, phân bổ từ khóa của bạn đúng và hiệu quả.

Độ khó từ khoá (Keyword Difficult)

Độ khó từ khóa là mức độ cạnh tranh về từ khóa giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Độ khó càng cao thì từ khóa càng khó để tăng trên bảng xếp hạng.

Độ khó của từ khóa thường được đánh giá qua các yếu tố:

  • Số lượng trung bình của các từ khóa trỏ đến URL đang xếp hạng cao
  • Các liên kết backlink chất lượng
  • Xếp hạng domain
  • Độ dài của từ khóa
  • Sự phổ biến thông qua tìm kiếm từ search volume

Các bước nghiên cứu từ khóa

Để có được một danh sách từ khóa cho website, bạn cần thực hiện các bước nghiên cứu từ khóa sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu SEO

Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần xác định những khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận là ai? Những loại nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ là gì?,…

Việc xác định này giúp doanh nghiệp có thể tìm ra những từ khóa trọng tâm trong lĩnh vực.

Bước 2: Lập danh sách từ khóa mà khách hàng có thể tìm kiếm

Bước tiếp theo là tạo ra một danh sách các từ khóa trọng tâm bằng excel hoặc google sheet. Doanh nghiệp xác định những từ khóa mà khách hàng có thể tìm kiếm.

Những khách hàng này đang tìm kiếm điều gì? Những nào họ sẽ sử dụng khi tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Sản phẩm của doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì của họ?.

Bảng excel nghiên cứu keyword chính
Những từ khóa trọng tâm sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu các từ khóa liên quan. Nguồn: Yoast


Bước 3: Nghiên cứu các từ khóa

Sau khi có danh sách các từ khóa chính, doanh nghiệp có thể nghiên cứu sâu hơn về các từ khóa này.

Có rất nhiều công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện tìm kiếm dễ dàng hơn.

Một trong những công cụ dễ sử dụng nhất chính là Google. Nhập những từ khóa của doanh nghiệp trên thanh tìm kiếm của Google và xem những đề xuất của Google khi đang nhập. Đó là những cụm thường mà mọi người đã tìm kiếm trên Google. Doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra các từ khóa có liên quan trên trang kết quả của Google.

Tìm kiếm google để nghiên cứu keyword
Các gợi ý của Google là những từ khóa mà người dùng đã tìm kiếm. Nguồn: Yoast

Ngoài ra, có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMrush, Kwfinder, Google suggestion,… Doanh nghiệp có thể nhập từ khóa của mình trên những công cụ này và nhận đề xuất về những từ khóa có liên quan.

Bước 4: Nghiên cứu từ khóa đuôi dài

Các doanh nghiệp khi bắt đầu làm keyword research có xu hướng tập trung vào các từ khóa ngắn phổ biến. Tuy nhiên, đây là những từ khóa được sử dụng nhiều bởi các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Vì thế, độ khó từ khóa này sẽ rất cao và rất khó để SEO.

Ngược lại, các từ khóa đuôi dài có ít lưu lượng tìm kiếm hơn, nhưng ít sự cạnh tranh hơn. Các keyword đuôi dài cũng có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn vì tập trung vào một sản phẩm, chủ đề cụ thể. Vì thế, việc nghiên cứu các từ khóa đuôi dài cũng rất quan trọng.

Bảng excel keyword đuôi dài
Các từ khóa đuôi dài được phát triển từ các từ khóa trọng tâm. Nguồn: Yoast

Các công cụ được đề cập trong bước 3 có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm các từ khóa đuôi dài từ cụm từ khóa trọng tâm. Doanh nghiệp sau khi tìm kiếm có thể thêm các từ khóa đuôi dài bên cạnh các từ khóa trọng tâm trong bảng excel.

Ngoài ra, những từ khóa ít được tìm kiếm hơn cũng có thể được dùng như một từ khóa phụ.

Bước 5: Phân tích tính cạnh tranh của các từ khóa

Việc tập trung vào từ khóa nào phụ thuộc phần lớn vào đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu bạn kinh doanh lĩnh vực có sự cạnh tranh cao, bạn sẽ khó để có xếp hạng cao.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các từ khóa đã nghiên cứu trên trang Google và xem những kết quả xuất hiện đầu tiên. Đây là những trang web mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh khi sử dụng những từ khóa này. Hãy đánh giá xem các trang web này có chuyên nghiệp không? Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các công ty của trang web không?

Tìm kiếm google
Những trang web đầu tiên xuất hiện là những đối thủ cạnh tranh cho từ khóa tìm kiếm. Nguồn: Yoast

Rất khó để doanh nghiệp cạnh tranh với các trang web có thương hiệu mạnh.

Ví dụ như Royal Caribbean và Princess trong kết quả trên. Có hai cách để doanh nghiệp tiếp cận tình huống này:

Sử dụng các từ khóa mà các thương hiệu lớn bỏ qua

Các bước phía trên có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn các từ khóa với mức độ cạnh tranh thấp. Doanh nghiệp có thể dụng các từ khóa đuôi dài cho các bài viết. Nội dung bài có thể liên quan đến thông tin, kiến thức, kỹ năng không phổ biến hoặc các chủ đề thể hiện thông tin mới trong một thị trường ngách cụ thể.

Sử dụng từ khóa phổ biến với Content có giá trị cao

Google luôn ưu tiên các trang web mang đến giá trị thực tế cho khách truy cập. Vì thế, nội dung chất lượng cũng có thể là mấu chốt để doanh nghiệp cạnh tranh xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Nếu sự cạnh tranh của những từ khóa cao, nội dung chất lượng là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Bước 6: Phân nhóm từ khóa

Xác định mục đích của khách hàng khi tìm kiếm các từ khóa trên Google. Việc phân nhóm này giúp doanh nghiệp xây dựng nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng khi tìm kiếm từ khóa. 

Doanh nghiệp có thể xác định mục đích của khách hàng cho từ khóa thông qua việc tìm kiếm từ khóa trên Google. Xác định nhóm từ khóa dựa vào những thông tin trên trang kết quả.

Bảng từ khóa excel
Doanh nghiệp cần xác định dự định của khách hàng khi tìm kiếm trên các keyword. Nguồn: Yoast

Dưới đây là một số loại từ khóa dựa trên mục đích của khách hàng khi tìm kiếm:

Commercial keyword (Từ khóa dự định mua hàng)

Đây là các từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ có ý định mua sản phẩm. Họ dùng những từ khóa này để tìm kiếm các thông tin sản phẩm.

Ví dụ: “Mua iPhone 13 Pro Max online”, “giá laptop Asus Vivobook”.

Information Keywords (Từ khóa thông tin)

Từ khóa này thường được sử dụng khi người dùng tìm kiếm thông tin cho một vấn đề cụ thể.

Ví dụ: “Cách chụp ảnh chân dung chất lượng cao với iPhone 13 Pro”, “Cách SEO hiệu quả”

Transaction keywords (từ khóa mua hàng)

Từ khóa của những người có ý định mua sản phẩm ngay lập tức.

VD: “Đặt homestay Đà Lạt online”.

Sau khi lập danh sách keyword, doanh nghiệp có thể bắt đầu lựa chọn chiến lược phù hợp. Từ đó xây dựng những nội dung SEO của mình trên website. 

Gợi ý một vài công cụ nghiên cứu từ khóa 

Google Keyword Planner

Đây là một công cụ miễn phí từ Google Ads. Nó cho phép bạn tìm kiếm từ khóa, xem số lượt tìm kiếm hàng tháng, và hiển thị đề xuất từ khóa liên quan. Google Keyword Planner là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp vì nó cung cấp thông tin trực tiếp từ Google. 

SEMrush

SEMrush là một công cụ SEO toàn diện với nhiều tính năng, bao gồm cả keyword research. SEMrush giúp doanh nghiệp biết chính xác số lượng từ khóa cũng như traffic của trang web đối thủ

Ahrefs 

Tương tự SEMrush, doanh nghiệp có thể sử dụng Ahrefs để tìm kiếm từ khóa. Bạn có thể nhập các từ khóa trên Ahrefs và nhận kết quả các trang web có từ khóa cùng các số liệu SEO.

Ngoài ra, Ahrefs còn hỗ trợ xây dựng liên kết (Backlinks), phân tích đối thủ cạnh tranh, marketing, nghiên cứu các từ khóa, theo dõi thứ hạng và kiểm tra trang web.

KeywordTool.io

Đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm từ khóa từ khóa hiệu quả. Công cụ này sẽ gợi ý cho doanh nghiệp hàng ngàn từ khóa đuôi dài dựa trên các từ khóa chính.

Ngoài ra, công cụ này còn có có thể dùng để check từ khóa đối thủ, kiểm tra search volumes và phân tích đối thủ cạnh tranh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin để nghiên cứu từ khóa cho những doanh nghiệp bắt đầu triển khai chiến dịch SEO.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ triển khai SEO hiệu quả? Liên hệ ngay với EPocket Agency qua hotline 0963.299.494 hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn. 

Tung Lam

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like