0963299494

Admin@epocket.vn

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Discussion – 

0

Discussion – 

0

Lập kế hoạch marketing hiệu quả với 5 bước đơn giản (Kèm template)

Lập kế hoạch marketing là một bước quan trọng và không thể thiếu trong việc định hình thành công của thương hiệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào quy trình tạo ra một kế hoạch marketing và những yếu tố cần thiết để xây dựng một kế hoạch marketing chuyên nghiệp.

Xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả là yêu cầu quan trọng với một thương hiệu. Nguồn: Sưu tầm
Xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả là yêu cầu quan trọng với một thương hiệu. Nguồn: Sưu tầm

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing

Nếu không có kế hoạch marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc xác định cách tiếp cận và thu hút khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có mất cơ hội tối ưu hóa doanh số bán hàng và khả năng tăng trưởng.

Kế hoạch Marketing có thể được lập ra hàng năm, hàng quý hoặc hàng tháng. Nhờ việc lập kế hoạch Marketing, doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu cũng như cách thức triển khai.

Outline lập kế hoạch Marketing

Sau khi đã xác định được tầm quan trọng, hãy bắt tay vào lập kế hoạch Marketing chuẩn chỉnh.

Dưới đây là những yếu tố cần có của một kế hoạch marketing.

Tổng quan về doanh nghiệp

Tổng quan doanh nghiệp
Tổng quan doanh nghiệp. Nguồn: HubSpot

Phần tổng quan là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing. Nó cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp.

Thông qua phần tổng quan, doanh nghiệp giúp người xem xác định được sứ mệnh, giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới. 

Phần tổng quan về doanh nghiệp bao gồm:

  • Tên công ty.
  • Nơi đặt trụ sở chính
  • Tuyên bố sứ mệnh, nhiệm vụ, tầm nhìn của doanh nghiệp
  • Marketing leader trong dự án

Phân tích SWOT 

Mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố: S – strength (điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội), T – Threats (Đe dọa).

Điểm mạnh Điểm yếu
Những yếu tố doanh nghiệp đang làm tốt.Những thứ khách hàng đang thích ở doanh nghiệp.Những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệpNhững gì doanh nghiệp đang muốn cải thiện.Những yếu tố doanh nghiệp chưa làm tốt.Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cơ hộiĐe dọa
Những yếu tố mà thị trường sẽ cần.Tiềm năng của doanh nghiệp.Những thay đổi thị trường có lợi cho doanh nghiệp.Những yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Những yếu tố có thể làm khách hàng rời bỏ doanh nghiệp.
Mô hình SWOT giúp chỉ ra 4 yếu tố của doanh nghiệp.

Việc phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược marketing phù hợp. Những chiến lược giúp doanh nghiệp tận dụng được điểm mạnh của mình cũng như cải thiện những điểm yếu của doanh nghiệp.

Định hướng kinh doanh

Phần định hướng kinh doanh giúp doanh nghiệp lập ra và phân chia các mục tiêu của các bộ phận. Phần định hướng này cũng sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được những hoạt động marketing cần làm sắp tới. Đồng thời cũng chỉ ra được mục tiêu của những hoạt động và cách đo lường mục tiêu đó. 

Doanh nghiệp cần có định hướng kinh doanh khi lập kế hoạch marketing.

Khách hàng mục tiêu

Phần này sẽ bao gồm các thông tin mà doanh nghiệp của bạn thu thập được sau quá trình nghiên cứu thị trường.

Việc tìm hiểu về thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng của mình. Từ đó thực hiện các chiến lược marketing phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ của mình. 

Thông tin khách hàng là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường.

Đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần cần thiết trong việc lập kế hoạch marketing. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh của họ. Đồng thời cũng cần tìm ra được những khoảng trống của thị trường để tìm cơ hội cho doanh nghiệp của mình. 

Phân tích đối thủ là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing.

Phần phân tích đối thủ thường sẽ bao gồm:

  • Định vị.
  • Thị phần.
  • Dịch vụ cung cấp.
  • Giá.

Chiến lược thị trường khi lập kế hoạch Marketing

Qua những phân tích khách hàng, đối thủ, thị trường đến bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ mô tả cách mà mình tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp cung cấp được cho khách hàng những gì mà đối thủ chưa làm được?

Có 7 yếu tố trong chiến lược marketing hỗn hợp.

Khi xác định chiến lược, hãy sử dụng thông tin chi tiết từ phân tích SWOT, phân tích cạnh tranh, nghiên cứu thị trường để chiến lược lập ra đạt được hiệu quả. 

Có 7 yếu tố mà doanh nghiệp cần xác định khi lập chiến lược marketing hỗn hợp:

  • Sản phẩm (product).
  • Giá (price).
  • Nơi (place).
  • Khuyến mãi (promotion).
  • Khách hàng (people).
  • Quy trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ (process).
  • Bằng chứng hữu hình (Physical evidence).

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp nhận thấy rằng một đối thủ cạnh tranh của mình đang đẩy mạnh chiến lược marketing truyền thông mạng xã hội, hãy lập ra kế hoạch “Đăng 3 bài viết mỗi tuần trên trang social media của doanh nghiệp”.

Ngân sách khi lập kế hoạch Marketing

Hoạch định ngân sách là mô tả số tiền doanh nghiệp phân bổ cho các chiến lược marketing để đạt được mục tiêu lập ra bên trên.

 Hoạch định ngân sách cần rõ ràng, cụ thể.

Doanh nghiệp nên xem xét phân chia ngân sách một cách cụ thể, rõ ràng khi lập kế hoạch Marketing. Ví dụ một vài yếu tố cần hoạch định ngân sách như:

  • Chi phí thuê agency, thuê ngoài.
  • Các phần mềm, nền tảng cho chiến dịch Marketing. 
  • Quảng cáo.
  • Sự kiện (bao gồm những sự kiện doanh nghiệp sẽ tổ chức hoặc tham dự).

Lưu ý, phần hoạch định ngân sách trong bản kế hoạch marketing chỉ là một bản tóm tắt chi phí. Doanh nghiệp có thể hoạch định phần này trong một file Excel riêng biệt khi lập kế hoạch Marketing để đạt hiệu quả.   

Kênh Marketing (Marketing channels)

Kế hoạch marketing cũng nên bao gồm một danh sách các kênh sẽ triển khai chiến dịch. Đây là những kênh để doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng nhận thức về thương hiệu.

Chọn kênh marketing cũng là yếu tố quyết định sự thành công của một kế hoạch marketing.

Phần Marketing channel sẽ là những kênh mà doanh nghiệp muốn phát triển chiến dịch, cách doanh nghiệp tận dụng các kênh đó và cách đo lường hiệu quả trên các kênh. 

Những doanh nghiệp có định hướng phát triển mạnh trên các kênh truyền thông mạng xã hội, có thể xem xét xây dựng một chiến lược marketing mạng xã hội riêng biệt. 

Công cụ Marketing

Cuối cùng, kế hoạch Marketing của doanh nghiệp nên bao gồm tổng quan về các công cụ doanh nghiệp sẽ sử dụng (ví dụ Email marketing, OOH,..). Đây là những công cụ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã vạch ra trong các phần trước.

Việc đầu tư vào các công cụ khác nhau cũng đòi hỏi một lượng ngân sách không nhỏ. Vì thế, các doanh nghiệp nên cân nhắc tỉ lệ ROI tiềm năng để không lãng phí ngân sách.

Kế hoạch marketing cần nêu ra những công cụ được sử dụng.

5 bước lập kế hoạch marketing  

Bước 1: Phân tích tình hình hiện tại

Trước khi bắt đầu lập một kế hoạch marketing, doanh nghiệp nên xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của bạn là gì? Phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố này. 

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tìm hiểu về tình hình thị trường hiện tại, đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ? 

Tiếp theo, doanh nghiệp nên xác định những thứ mà đối thủ cạnh tranh đang thiếu trong quá trình phục vụ nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì để mang lại lợi thế cạnh tranh?

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của doanh nghiệp, bước tiếp theo là xác định đối tượng mục tiêu.

Thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu những đặc điểm của khách hàng (Customer persona). Customer persona sẽ bao gồm các thông tin về nhân khâu (tuổi, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân).

Ngoài ra, phần này cũng bao gồm những đặc điểm tâm lý (nỗi đau, mục tiêu) của khách hàng. Ví dụ: Tại sao họ lại có nhu cầu? Họ đang gặp phải những vấn đề gì mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể giải quyết?

Bước 3: Xác định mục tiêu

Sau khi đã có những thông tin về thị trường, khách hàng cũng như xác định được tình hình doanh nghiệp, giờ là lúc đặt ra mục tiêu cho cả kế hoạch.

Mục tiêu hiệu quả phải là một mục tiêu cụ thể, có khả năng thực hiện được và phải đưa ra cách đo lường chi tiết để theo dõi.

Ví dụ: Mục tiêu trong tháng 2 là tăng lượt reach Fanpage lên 1000 lượt/ngày. Để ra ra mục tiêu này, bạn cần có số liệu về lượt reach hiện tại. Liệu mục tiêu này có khả thi không? Bạn có những những công cụ nào hỗ trợ? Bạn có cách nào thể thống kê chi tiết số lượng người dùng và tương tác của họ trên Fanpage?

Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART để thiết lập mục tiêu cho mình. Mô hình hình giúp mục tiêu trở nên cụ thể, đạt được các yêu cầu về mục tiêu có thể đo lường, có thể đạt được, cũng như xác định được khung thời gian cụ thể cho các mục tiêu, hoạt động. 

Bước 4: Xác định phương pháp

Bước tiếp theo để lập kế hoạch marketing là xác định những cách thức để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra. Xác định những kênh phù hợp với mục tiêu và cách thực hiện. 

Ví dụ: Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lượng theo dõi instagram lên 15% trong 3 tháng, chiến thuật của doanh nghiệp có thể bao gồm tổ chức tặng quà, tương tác với mọi bình luận của khách hàng, đăng 3 bài trên instagram mỗi tuần.  

Chọn đúng phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc ngân sách khi lựa chọn chiến lược marketing phù hợp. 

Bước 5: Hoạch định ngân sách

Để quá trình hoạch định ngân sách đạt hiệu quả, doanh nghiệp nên phân tích và xác định các kênh, nền tảng marketing mà doanh nghiệp muốn đầu tư, lượng ngân sách mà doanh nghiệp muốn đầu tư vào dựa trên tỉ lệ ROI dự kiến. 

Những hoạch định về ngân sách này sẽ không chính xác 100% nhưng có thể giúp doanh nghiệp có kế hoạch phù hợp.

Ở mỗi kênh marketing sử dụng trong bản kế hoạch, doanh nghiệp cần liệt kê cụ thể từng hoạt động, hoạt động nào tính phí, chi phí cụ thể bao nhiêu. Từ những con số đó, doanh nghiệp có thể ước tính con số tổng cho chiến dịch của mình. Nó có phù hợp với khả năng hiện tại của doanh nghiệp hay không? Nếu không, doanh nghiệp có biện pháp thay thế, cắt giảm nào cho phù hợp không?

Template lập kế hoạch marketing

Mẫu template kế hoạch marketing ngắn gọn

Template xây dựng kế hoạch marketing trong một trang.

Template kế hoạch livestream Facebook

Kế hoạch livestream trên Facebook.

Template kế hoạch bài đăng Instagram

Kế hoạch bài đăng instagram.

Template cho kế hoạch mạng xã hội có trả phí

Kế hoạch marketing mạng xã hội có trả phí.

Template lịch biên tập nội dung mạng xã hội

Lịch biên tập nội dung mạng xã hội.

Template size ảnh đăng trên mạng xã hội

Kế hoạch chọn size ảnh cho bài đăng mạng xã hội.

Template cho Media Marketing proposal

Template marketing proposal.

Kết luận

Trên đây là những 5 bước cơ bản để lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch phù hợp cho doanh nghiệp của mình

Doanh nghiệp đang cần hỗ trợ các chiến lược marketing? Liên hệ ngay với EPocket Agency qua hotline 0963.299.494 hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn.

Tung Lam

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like