0963299494

Admin@epocket.vn

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Discussion – 

0

Discussion – 

0

Quảng cáo Google Shopping là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping chi tiết

Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, Google Shopping Ads nhanh chóng trở thành công cụ bán hàng đắc lực của doanh nghiệp bán lẻ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin quảng cáo Google Shopping là gì? Đồng thời, hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping chi tiết, giúp cài đặt và quản lý chiến dịch.

Google Shopping ads
Google Shopping Ads là một loại hình quảng cáo được cung cấp bởi Google. Nguồn: Sưu tầm

Quảng cáo Google Shopping là gì? Cách thức hiển thị của Google Shopping Ads

Quảng cáo Google Shopping là gì?

Google Shopping Ad hay quảng cáo mua sắm là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Google. Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp hiển thị thông tin sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm Google. Đây là một cách hiệu quả để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng online. 

Google shopping ads hiển thị như thế nào?

Khi thực hiện tìm kiếm về một sản phẩm cụ thể, Google Shopping Ads sẽ hiển thị các kết quả liên quan. 

Quảng cáo mua sắm Google thường xuất hiện dưới dạng các hình ảnh sản phẩm, tên sản phẩm, giá cả và tên cửa hàng. Nhờ vậy, nó cung cấp thông tin quan trọng của sản phẩm cho khách hàng trước khi họ nhấp vào quảng cáo để tìm hiểu hoặc mua hàng.

Có 3 vị trí hiển thị của Quảng cáo mua sắm:

Vị trí thứ nhất là ở thẻ “Mua sắm” trên Google tìm kiếm. Chức năng này hiển thị ở một số quốc gia nhất định. Ví dụ bạn tìm kiếm iphone 15 pro max ở Mua sắm, Google sẽ trả về kết quả sản phẩm chi tiết cùng thông tin nhà bán.

Sản phẩm iPhone 15 Pro Max hiển thị trên thẻ Mua sắm của Google.
Sản phẩm iPhone 15 Pro Max hiển thị trên thẻ Mua sắm của Google.

Thứ hai là ở Google Hình ảnh. Các hình ảnh thường được gắn tag shopping ở góc. Khi bấm vào ảnh có tag, bạn sẽ nhận được hình ảnh, thông tin sản phẩm và link website mua hàng.

iphone 15 pro max được hiển thị ở Google hình ảnh.
Sản phẩm cũng có thể được hiển thị ở Google hình ảnh.

Cuối cùng là ở Google Tìm kiếm. Sản phẩm sẽ được hiển thị ở ngay đầu trang hoặc ở cột bên phải, tách biệt với quảng cáo bằng văn bản.

Sản phẩm iphone 15 pro max hiển thị ở cột bên phải trang tìm kiếm.
Sản phẩm hiển thị ở cột bên phải trang tìm kiếm.

Ngoài ra, trên màn hình điện thoại, QC Google Shopping sẽ hiển thị các sản phẩm ở đầu trang kết quả tìm kiếm.

Google Shopping Ads hiển thị ở đầu trang tìm kiếm của điện thoại.
Google Shopping Ads hiển thị ở đầu trang tìm kiếm của điện thoại. Nguồn: Sưu tầm

Cách hoạt động của quảng cáo Google Shopping là gì?

QC Google Shopping liên quan đến hai công cụ:

  • Google Merchant Center là nơi bạn nhập và quản lý thông tin về sản phẩm, bao gồm tên sản phẩm, mô tả, giá, hình ảnh và các thuộc tính khác.
  • Google Ads là nơi tạo và quản lí các chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp cần liên kết tài khoản Google Merchant Center để cung cấp các thông tin sản phẩm.
Cách thức hoạt động của quảng cáo Google Shopping là gì
Cách thức hoạt động của Google Shopping Ads. Nguồn: Sưu tầm.

Sau khi thiết lập thành công chiến dịch, các quảng cáo sẽ xuất hiện ở đầu hoặc góc phải trang kết quả tìm kiếm. Người dùng sẽ trực tiếp nhấp vào tìm hiểu các thông tin về sản phẩm hoặc mua sản phẩm.

Vì sao cần triển khai Google Shopping Ads?

Sau khi hiểu được quảng cáo Google Shopping là gì và cách thức hiển thị, hãy tìm hiểu vì sao hình thức này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Có nhiều lý do để doanh nghiệp triển khai Quảng cáo mua sắm Google. Cụ thể:

Sản phẩm hiển thị tốt hơn trên các kết quả tìm kiếm

Với QC Google Shopping, sản phẩm có thể xuất hiện đồng thời ở dạng hình ảnh và văn bản, ứng với quảng cáo mua sắm và quảng cáo tìm kiếm. Khi đó, sản phẩm sẽ có khả năng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Điều này sẽ giúp thu hút và tăng tỷ lệ chốt đơn tốt hơn.

Quảng cáo Google Shopping giúp sản phẩm hiển thị tốt hơn. Nguồn: Sưu tầm.

Thu hút khách hàng tiềm năng

Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm bất kỳ, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cùng bán sản phẩm đó. Việc sử dụng Google Shopping giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn so với đối thủ. Lúc này, bạn có thể sử dụng chiến lược giá, đăng tải hình ảnh đẹp và tối ưu tiêu đề sản phẩm. Những cách này giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng.

Ví dụ:

Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm “túi xách nữ” trên Google, sẽ có rất nhiều sản phẩm túi xách khác nhau. Với Google Mua Sắm, khách hàng chỉ cần xem hình ảnh để tìm mẫu túi phù hợp, sau đó là xem giá để cân nhắc. Từ đó, khách hàng có thể “chốt đơn”, hoàn tất mua hàng ngay trên website của doanh nghiệp. Kết hợp Google Shopping Ads và website TMĐT sẽ rất phù hợp cho doanh nghiệp Ecommerce.

Ví dụ về mua túi xách trên Google Shopping.
Ví dụ về mua túi xách trên Google Shopping.

Tối ưu chi phí

Chi phí của quảng cáo Google Shopping được tính trên mỗi lần nhấp. Vì thế, chi phí CPC (Cost per click) sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ nhấp CTR.

So với việc trả tiền cho lượt hiển thị, Google Shopping Ads sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí quảng cáo hơn.

Bạn có thể thiết lập ngân sách hàng ngày cho chiến dịch Google Shopping và quảng cáo chỉ hiển thị cho những người dùng có khả năng mua hàng. Điều này giúp bạn kiểm soát chi phí quảng cáo và tăng hiệu quả quảng cáo.

Dễ dàng đo lường hiệu quả

Với bất kỳ hoạt động Marketing nào, doanh nghiệp cần phải đo lường hiệu quả triển khai, Với Google Shopping Ads, doanh nghiệp sẽ đo được các chỉ số: Tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổ, ROAS, báo cáo sản phẩm,…

Với những chỉ số này, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu quả quảng cáo và thị trường. Từ đó có thể tối ưu sản phẩm theo khách hàng và chiến lược quảng cáo phù hợp với ngành hàng.

Tăng tỷ lệ CTR

Các quảng cáo mua sắm xuất hiện đầu trang tìm kiếm với hình ảnh, tên sản phẩm, giá bán. Điều này thu hút sự chú ý của khách hàng tốt hơn so với các quảng cáo văn bản thông thường. Từ đó, tỷ lệ CTR của quảng cáo cũng được cải thiện.

Tự động cập nhật thay đổi thông tin về sản phẩm

Google Shopping Ads có thể được liên kết với Google Merchant Center, nơi bạn có thể cập nhật thông tin về sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo thông tin trên quảng cáo của doanh nghiệp luôn được cập nhật và chính xác.

Google Merchant Center là nơi doanh nghiệp cập nhật các thông tin về sản phẩm
Google Merchant Center là nơi doanh nghiệp cập nhật các thông tin về sản phẩm. Nguồn: Sưu tầm

Cách tính phí quảng cáo trên Google Shopping Ads

Khi đã biết được quảng cáo Google Shopping là gì?, nhiều marketer sẽ thắc mắc “Giá quảng cáo Google Shopping là bao nhiêu?” hay cách tính chi phí quảng cáo Google Shopping.

Cách tính chi phí của Quảng cáo mua sắm chủ yếu dựa trên số lượt nhấp vào quảng cáo. Cách tính này áp dụng với các quảng cáo hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.

Tuy nhiên, QC Google shopping cũng có một số cách tính phí khác:

  • Quảng cáo hiển thị trên các nền tảng như Google display network, Youtube sẽ được tính phí dựa trên mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo. 
  • Doanh nghiệp cũng phải trả tiền khi người dùng thực hiện một số hành động sau khi nhấp vào quảng cáo như mua hàng, đăng ký, tải xuống. 

Những doanh nghiệp nào cần triển khai Google Shopping Ads?

Doanh nghiệp nào cần triển khai Quảng cáo mua sắm? Ngành hàng nào phù hợp với Quảng cáo Mua sắm?

Dưới đây là những doanh nghiệp phù hợp để triển khai Google Shopping Ads:

Doanh nghiệp có website bán hàng online

Những doanh nghiệp đã có website bán hàng trực tuyến, trang TMĐT có thể tận dụng QC Google Shopping. Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% người dùng sẽ lên Google tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Vì thế, Google Shopping là cơ hội để các shop online, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bán hàng online có danh mục sản phẩm đa dạng cũng có thể tận dụng ưu thế phân phối của Google Shopping. Bạn có thể quảng cáo cùng lúc nhiều sản phẩm đến người dùng.

Một số lĩnh vực phù hợp như thời trang, điện tử, thực phẩm, nội thất, thực phẩm khô,…

Doanh nghiệp sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng Google Shopping Ads để tìm đối tác kinh doanh hoặc phân phối sản phẩm của mình trực tuyến

Những điều kiện để doanh nghiệp triển khai Google Shopping Ads

Để chạy được Google shopping ads, trang web của doanh nghiệp phải đạt được những yêu cầu sau: 

  • Phải có chức năng Ecommerce. Trang web phải bao gồm các chức năng và thông tin về sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng, thanh toán.
  • Các chính sách về đổi hàng, trả hàng, bảo hành sản phẩm, vận chuyển, thanh toán phải rõ ràng. 
  • Website phải cài đặt chứng chỉ SSL, nghĩa là đường dẫn trang website phải có dạng https://domain.com.
  • Ngoài ra, website phải tuân thủ theo các chính sách của Google.

Các bước triển khai Google Shopping Ads cho doanh nghiệp

Sau đây là các bước để doanh nghiệp triển khai chiến dịch quảng cáo mua sắm:

Đăng ký tài khoản Google Merchant center

B1: Truy cập vào trang Google Merchant. Chọn Đăng nhập. Sau đó đăng nhập email của bạn.

B2: Sau khi đăng nhập tài khoản email, bạn sẽ được chuyển đến trang làm việc của Google Merchant. Tại đây, bạn hãy nhập các thông tin về tên doanh nghiệp, quốc gia của doanh nghiệp, múi giờ, số điện thoại, nơi khách hàng thanh toán. 

Xác minh Google Merchant Center với chủ sở hữu website

B3: Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 cách xác minh chủ sở hữu website bên dưới. 

Liên kết Merchant Center với tài khoản google ads

B4: Truy cập vào tài khoản Merchant Center, chọn biểu tượng bánh răng, chọn Tài khoản đã liên kết. 

B5: Trong mục “Tài khoản Google Ads của bạn”, nhập ID khách hàng của tài khoản Google Ads mà bạn muốn liên kết, nhấp vào Thêm.

B6: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads và phê duyệt yêu cầu liên kết.

Liên kết tài khoản trong Merchant Center
Doanh nghiệp cần liên kết tài khoản Google Ads và Merchant Center. Nguồn: Sưu tầm

Cập nhật dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center

B7: Đăng nhập vào tài khoản Merchant Center và chọn Sản phẩm, nhấp vào Nguồn cấp dữ liệu.

B8: Nhấp vào biểu tượng dấu cộng để thêm nguồn cấp dữ liệu và chọn Nguồn cấp dữ liệu chính.

B9: Chọn quốc gia mục tiêu, ngôn ngữ và đặt tên cho nguồn cấp dữ liệu của bạn, sau đó chọn phương thức nhập dữ liệu (các phương nhập dữ liệu: Google Sheets, Tải lên tệp, FTP/SFTP/GCS hoặc Content API.)

B10: Nhập dữ liệu sản phẩm của bạn từ phương thức bạn đã chọn.

Nguồn cấp dữ liệu trong Merchant Center
Nhấp vào dấu cộng trong nguồn cấp dữ liệu để thêm dữ liệu sản phẩm. Nguồn: Sưu tầm

Tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping Ads

B11: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.

B12: Nhấp vào Chiến dịch bên trái trang.

B13: Nhấp vào nút dấu cộng + , sau đó nhấp vào Chiến dịch mới.

B14: Đối với “Loại chiến dịch”, hãy chọn Mua sắm và nhấp vào Tiếp theo.

Chọn loại chiến dịch cho Google Shopping Ads
Có nhiều loại chiến dịch trong Google Shopping ads cho doanh nghiệp lựa chọn. Nguồn: Sưu tầm

B15: Chọn tài khoản Merchant Center có những sản phẩm bạn muốn quảng cáo. 

B16: Chọn nguồn cung cấp dữ liệu chứa sản phẩm bạn muốn quảng cáo trong chiến dịch này (không bắt buộc).

B17: Nhập một số thông tin Tên nhóm quảng cáo, giá thầu, Bộ lọc khoảng không quảng cáo (không bắt buộc), ngân sách hằng ngày. Nhấp vào Lưu.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về quảng cáo Google Shopping là gì và cách triển khai quảng cáo mua sắm cho doanh nghiệp. Việc áp dụng quảng cáo Google Shopping giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu. 

Doanh nghiệp đang cần hỗ trợ triển khai Google Shopping Ads? Liên hệ ngay với EPocket Agency qua hotline 0963.299.494 hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn. 

Tung Lam

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like