0963299494

Admin@epocket.vn

Web Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Logo Design

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

Web Development

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

White Labeling

Your content goes here. Edit or remove this text inline.

VIEW ALL SERVICES 

Discussion – 

0

Discussion – 

0

Zalo Mini App là gì? Cách Zalo Mini App hỗ trợ doanh nghiệp

khai niem zalo mini app

Zalo Mini App hiện đang là một nền tảng kinh doanh online mới mẻ cho các doanh nghiệp. Tận dụng tốt nền tảng này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, tối ưu trải nghiệm khách hàng. Vậy Zalo Mini App là gì? Sử dụng Mini App trên Zalo có những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Zalo Mini App là gì?

“Zalo Mini App là gì?” luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra. Nó được hiểu đơn giản là một “chương trình nhỏ” được chạy trong nền tảng của ứng dụng mẹ Zalo (super app). 

Mặc dù là một ứng dụng con nhưng Zalo Mini App vẫn mang đến trải nghiệm và tính năng như một mobile app thông thường.

Zalo Mini App là gì
Mini App là giải pháp dành cho các doanh nghiệp.

Các Mini App và Super App (ở đây là Zalo) sẽ cùng nhau chia sẻ một không gian kinh doanh. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng trực tiếp qua mini app. Đồng thời cung cấp giải pháp mua sắm, thanh toán, vận chuyển tiện lợi.

Đây được xem như một giải pháp Marketing, chăm sóc khách hàng và kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp hiện nay.  

Zalo Mini App hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?

Zalo Mini App không đơn thuần là một ứng dụng mô phỏng các sàn thương mại điện tử hay các ứng dụng độc lập.

Ứng dụng này còn cung cấp các giải pháp tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

  • Nền tảng Zalo sẽ cung cấp các chiến dịch Marketing tự động cho Mini Zalo App. Hỗ trợ tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trong số hơn 70 triệu người dùng của Zalo.
  • Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Nhờ đó, Mini App có thể hỗ trợ doanh nghiệp “nuôi dưỡng” các khách hàng trung thành, đồng thời mở rộng lượng khách hàng. 
  • Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, booking. Mini App cung cấp các giải pháp tư vấn và booking online hiện đại trên nền tảng công nghệ. Qua đó, khách hàng và doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian, đạt được sự tiện lợi khi mua sắm. 

Lợi ích của Zalo Mini App đối với doanh nghiệp

Sau khi biết Zalo Mini App là gì, doanh nghiệp cần biết lợi ích của nó trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Zalo Mini App được xem là giải pháp all-in-one cho doanh nghiệp Việt hiện nay.
Zalo Mini App được xem là giải pháp all-in-one cho doanh nghiệp Việt hiện nay.

Xây dựng Mini App trên Zalo mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cần thiết:

Không yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng

Ngày nay, số lượng các ứng dụng điện thoại dành cho người dùng ngày càng nhiều. Khách hàng khi tham gia vào mua sắm, trải nghiệm sẽ gặp không ít phiền toái. Có thể kể đến là thời gian và dung lượng khi phải tải thêm một ứng dụng người dùng mới.

Mini app trở nên tối ưu khi giải quyết được các vấn đề trên cho khách hàng. Khách hàng không cần cài đặt ứng dụng mới để sử dụng. Thay vào đó, họ có thể sử dụng các tính năng thông qua Mini app. Doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận được khách hàng qua các chức năng trên Mini app.

Tối ưu chi phí triển khai

Chi phí để phát triển một ứng dụng có thể giao động trung bình từ 15.000-150.000 USD. Chi phí này thay đổi tùy thuộc vào độ phức tạp và tính năng của ứng dụng. 

Ngoài ra, khi phát triển một ứng dụng, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến các chi phí khác. Bao gồm chí phí về Marketing, chi phí nhân sự để đưa ứng dụng vào hoạt động, chi phí phát triển ứng dụng, giải quyết rủi ro.

Với Zalo Mini App, các doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ của nền tảng ứng dụng mẹ Zalo để phát triển. Vậy chi phí để phát triển Zalo Mini App là bao nhiêu?

Zalo cho phép phát triển và vận hàng các Mini app miễn phí. Doanh nghiệp chỉ phải chi cho khoản chi phí về lập trình, nhân lực hỗ trợ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm từ 50-70% chi phí.

Tiết kiệm thời gian triển khai

Cần bao lâu để phát triển một ứng dụng? Thông thường, việc phát triển một ứng dụng cơ bản phải mất khoảng từ 1-4 tháng. Thời gian xây dựng app còn bị ảnh hưởng bởi độ phức tạp của app, các tính năng đi kèm.

Trong khi đó, Zalo Mini app mang đến một giải pháp tiện lợi hơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng của mình nhanh chóng hơn:

  • Bộ UI Component được thiết kế sẵn theo chuẩn giao diện mobile.
  • Hỗ trợ dễ dàng điều chỉnh, phát triển, tùy biến Mini app với công cụ Zalo Mini App Studio.
  • Mini App Center: Hỗ trợ quản lý và thiết lập các thông tin liên quan tới Mini App như: tên, phiên bản, thống kê, …
  • Zalo Mini App là giải pháp được phát triển hoàn toàn dựa trên nền tảng Web (sử dụng HTML, CSS và JavaScript), giúp các nhà phát triển dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi các dự án có sẵn.

Tăng độ đáng tin cậy với khách hàng

Việc phát triển Mini App thành công như một cách để doanh nghiệp khẳng định sự uy tín với khách hàng. Bởi Zalo là một ứng dụng nổi tiếng, với quy trình kiểm tra và quản lý khắt khe. Điều này có thể thấy qua quy trình kiểm duyệt nội dung Marketing, CSKH kỹ lưỡng từ Zalo. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đạt được Tích vàng Zalo có thể giúp doanh nghiệp chứng minh về độ đáng tin cậy với khách hàng.

Tiếp cận hơn 70 triệu khách hàng từ Zalo

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, Zalo hiện có khoảng 75 triệu người tiêu dùng thường xuyên. Đây cũng là ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Vì thế, Zalo là kênh truyền thông tiềm năng cho doanh nghiệp.

Thay vì phát triển một ứng dụng riêng và thực hiện chiến dịch Marketing,, các doanh nghiệp có thể tận dụng độ phủ sóng của ứng dụng Zalo để tiếp cận khách hàng của mình. 

Ngoài ra, ứng dụng mẹ Zalo còn cung cấp một số công trụ truyền thông hữu ích như Zalo post, Zalo ads, Zalo Broadcast. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng các công cụ này để giới thiệu Mini App của mình với người dùng.

Các nguyên tắc thiết kế giao diện trên Zalo Mini App

Biết được Zalo Mini App là gì cùng những ứng dụng của nó, tiếp theo bạn cần biết nguyên tắc cơ bản trong thiết kế.

Nguyên tắc thiết kế Mini App trên Zalo là gì?
Nguyên tắc thiết kế Mini App trên Zalo là gì?

Việc thế kế giao diện Mini App cũng cần đảm bảo các quy tắc sau:

Nguyên tắc tối giản

Người dùng luôn muốn trải nghiệm trên một nền tảng dễ nhìn, dễ hiểu. Vì thế, khi thiết kế Mini App, doanh nghiệp nên chú ý trình bày nội dung tối giản nhất có thể. 

Doanh nghiệp nên tập trung vào các phần nội dung quan trọng ở mỗi trang thay vì hiển thị toàn bộ thông tin. 

Thiết kế Mini App nên tập trung vào các nội dung quan trọng. Nguồn: Sưu tầm

Ví dụ: Trang bấm thanh toán nên tập trung vào giá tiền cần thanh toán thay vì hiển thị cùng lúc những thông tin như: Địa điểm giao hàng, sản phẩm, thời gian giao hàng.

Nguyên tắc phản hồi

Việc cung cấp các phản hồi cho các thao tác của người dùng là điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi phát triển Mini App Zalo.

Trong quá trình thao tác, người dùng có thể thực hiện các thao tác sai hoặc nhập sai thông tin. Việc đưa ra phản hồi cho các thao tác này cần được lưu ý yếu tố font chữ dễ nhìn, phần nội dung ngắn gọn và dễ hiểu. Ngoài ra cần kết hợp nút close với dạng thông báo pop-up.

Nguyên tắc về sự tiện lợi

Đề xuất các gợi ý

Ở những phần cần người dùng nhập nội dung, các mini app nên được thiết kế để mang đến các đề xuất cho người dùng, tối ưu quá trình nhập dữ liệu.

Ví dụ: Gợi ý dựa trên các lịch sử tìm kiếm của người dùng hoặc lưu lại lịch sử tìm kiếm của người dùng. Điều này giúp khách hàng thực hiện tìm kiếm nhanh hơn.

Gợi ý giúp khách hàng thực hiện tìm kiếm tiện lợi hơn. Nguồn: Sưu tầm

Giảm thiểu các thao tác không chính xác cho khách hàng

Khách hàng tương tác trên Mini App Zalo thông qua điện thoại. Vì thế việc thiết kế các vùng chạm vào trang nên được xem xét tỉ mỉ để tránh các thao tác chạm nhầm. Vùng cảm ứng (điểm chạm) nên có kích thước vật lý từ 7mm – 9mm. Kích thước pixel sẽ tùy thuộc vào các loại điện thoại với các độ phân giải khác nhau.

Tiêu chuẩn thiết kế

Tương tự các thiết kế khác, thiết kế mini app cũng cần tuân theo một vài tiêu chuẩn nhất định. 

Font chữ

Font chữ phải thống nhất với font chữ của hệ thống Zalo. Kích thước font chữ thường là 10, 12, 14, 16, 18, 20 (pt). Với mỗi phần nội dung khác nhau sẽ yêu cầu khác nhau về font chữ, cụ thể:

Font chữ dành cho các loại nội dung. Nguồn: Zalo

Màu chữ

Màu chữ NL300 dùng cho phần nội dung chính và NL700 dùng cho các nội dung phụ, ghi chú. Mã màu NL500 dùng cho các phần nội dung chú thích cho nội dung chính. Trong đó, mô tả cũng thuộc một phần của nội dung chính. 

Màu sắc cho font. Nguồn: Zalo

Ngoài ra, mã màu xanh dương BL300 dùng cho các chữ, từ khóa có chứa liên kết. Màu xanh lá GL300 dùng cho các hành động đã thực hiện thành công. OL300 (màu cam) dùng cho các cảnh báo và màu đỏ RL300 dùng để báo lỗi.

Màu sắc cho font. Nguồn: Zalo

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết về Zalo Mini App là gì. Xây dựng Mini App có thể giúp doanh nghiệp triển khai kinh doanh hiệu quả hơn, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. 

Doanh nghiệp bạn đang cần triển khai Zalo Mini App? Liên hệ ngay với EPocket Agency qua hotline 0963.299.494 hoặc đăng ký để được hỗ trợ tư vấn. 

Tung Lam

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like